Câu hỏi:
Cho các phát biểu sau:
I. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu.
II. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn mở.
III. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
IV. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại.
Số phương án đúng là
A. 2
Đáp án chính xác
B. 1
C. 3
D. 0
Trả lời:
Đáp án A
I – Đúng. Vì nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.
II – Sai. Vì ban ngày, khi trời nắng gắt khí khổng sẽ đóng lại để tránh sự mất nước cho cây.
III – Đúng. Vì khi cây thiếu nước, khí khổng sẽ đóng lại để tránh sự mất nước cho cây.
IV – Sai. Vì khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.
====== QUIZ 12 =====
- Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtít có số nuclêôtít T chiếm 20%. Số nuclêôtít mỗi loài trong phân tử ADN này là
Câu hỏi:
Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtít có số nuclêôtít T chiếm 20%. Số nuclêôtít mỗi loài trong phân tử ADN này là
A. A = T = G = X = 1500
B. A = T = 600; G = X = 900
Đáp án chính xác
C. A = T = G = X = 750
D. A = T = 900; G = X = 600
Trả lời:
Đáp án B
Ta có: T = A = 20%. → A = T = 0,2 × 3000 = 600 nucleotide.
Theo nguyên tắc bổ sung A = T ; G = X → %G = %X = 30%.
Vậy số nucleotide trong phân tử DNA: G = X = 0,3 × 3000 = 900; A = T = 600.====== QUIZ 12 =====
- Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở
Câu hỏi:
Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở
A. sự thay đổi số lượng lá trên cây
B. sự thay đổi số lượng quả trên cây.
C. sự thay đổi kích thước của cây
D. sự thay đổi màu sắc lá cây
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án D
Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở sự thay đổi màu sắc lá cây====== QUIZ 12 =====
- Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
Câu hỏi:
Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu
A. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận được dễ dàng
B. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai
C. để có thể biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp
Đáp án chính xác
D. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
Trả lời:
Đáp án C
Khi chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, ta rất khó nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp, tế bào nào không nhận được. Để làm được điều này, các nhà khoa học phải chọn thể truyền có gen đánh dấu. Nhờ có các gen đánh dấu, người ta có thể nhận biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp, vì sản phẩm của các gen đánh dấu có thể dễ dàng nhận biết bằng các kĩ thuật nhất định====== QUIZ 12 =====
- Ở ngô, sự có mặt kiểu gen A-B- quy định cây cao, các kiểu gen còn lại quy định cây thấp; gen D quy định hạt đỏ, d- hạt trắng và các gen không alen này nằm trên các NST khác nhau. Khi lai hai giống ngô thuần chủng cây cao, hạt trắng và cây thấp, hạt đỏ với nhau được F1 dị hợp tử về 3 cặp gen. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, tỉ lệ cây thân cao, hạt đỏ F2 là
Câu hỏi:
Ở ngô, sự có mặt kiểu gen A-B- quy định cây cao, các kiểu gen còn lại quy định cây thấp; gen D quy định hạt đỏ, d- hạt trắng và các gen không alen này nằm trên các NST khác nhau. Khi lai hai giống ngô thuần chủng cây cao, hạt trắng và cây thấp, hạt đỏ với nhau được F1 dị hợp tử về 3 cặp gen. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, tỉ lệ cây thân cao, hạt đỏ F2 là
A. 56,255%
B. 32,81%.
C. 14,1%
D. 42,19%
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án D
F1 x F1: AaBbDd x AaBbDd.
Tỉ lệ cây thân cao, hạt đỏ A_B_D_ là: 3/4 x 3/4 x 3/4 = 27/64 = 42,19%====== QUIZ 12 =====
- Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì
Câu hỏi:
Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì
A. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các alen lặn có lợi cho bản thân sinh vật
B. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi
C. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội
D. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án D
Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử, không biểu hiện ra kiểu hình nên không bị đào thải====== QUIZ 12 =====
Trả lời