• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
Học trắc nghiệm

Học trắc nghiệm

Trắc nghiệm đề thi môn toán, lý, hóa, sinh, anh, sử, địa, GDCD

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn GDCD

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 2 Bài 4 – Cánh Diều

Thuộc chủ đề:Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Tag với:Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức17/06/2022 by admin Để lại bình luận

  • Câu 1:

    Cho các bước như sau;

    (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

    (2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

    (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

    (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

    (5) Đọc và ghi kết quả đo.

    Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:

    • A.
      (2), (4), (3), (1), 6).
    • B.
      (1), (4), (2), (3), 6).
    • C.
      (1), 2), (3), (4), 6).
    • D.
      (3), (2), (4),(1), (5).


  • Câu 2:

    Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?

    • A.
      Nhiệt độ của nước đá.
    • B.
      Nhiệt độ cơ thể người.
    • C.
      Nhiệt độ khí quyển.
    • D.
      Nhiệt độ của một lò luyện kim.
  • Câu 3:

    Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0°C và 22 cm ở 100°C. Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thuỷ ngân là 8 cm; 20 cm? 

    • A.
      90 độ
    • B.
      60 độ
    • C.
      80 độ
    • D.
      70 độ
  • Câu 4:

    Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?

    • A.
      37oF   
    • B.
      66,6oF
    • C.
      310oF  
    • D.
      98,6oF
  • Câu 5:

    Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.

    • A.
      Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
    • B.
      Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
    • C.
      Nhiệt kế rượu.
    • D.
      Nhiệt kế thủy ngân
  • Câu 6:

    Có nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân, nhưng không có nhiệt kế nước vì sao?

    • A.
      Rượu hay thủy ngân co dãn vì nhiệt đều.
    • B.
      Nước co dãn vì nhiệt không đều.
    • C.
      Nước không đo được nhiệt độ âm.
    • D.
      Tất cả các phương án trên
  • Câu 7:

    Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ từ chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự) :

    a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

    b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

    c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

    d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

    Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

    • A.
      d, c, a, b.    
    • B.
      a, b, c, d.
    • C.
      b, a, c, d.     
    • D.
      d, c, b, a
  • Câu 8:

    Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất? 

    • A.
      Cốc A dễ vỡ nhất    
    • B.
      Cốc B dễ vỡ nhất  
    • C.
      Cốc C dễ vỡ nhất    
    • D.
      Không có cốc nào dễ vỡ
  • Câu 9:

    Một quả cầu bằng sắt được nối bằng một sợi dây kim loại, đầu còn lại của sợi dây gắn với một cán cầm cách nhiệt; một vòng khuyên bằng sắt được gắn với một cán cầm cách nhiệt. Thả quả cầu qua vòng khuyên, khi quả cầu chưa được nung nóng, thì quả cầu lọt khít qua vòng khuyên. Câu kết luận nào dưới đây không đúng?

    • A.
      Khi quả cầu được nung nóng, thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.
    • B.
      Khi quả cầu đang nóng được làm lạnh, thì quả cầu thả lọt qua vòng khuyên.
    • C.
      Khi nung nóng vòng khuyên thì quả cầu không thả lọt qua vòng khuyên.
    • D.
      Khi làm lạnh vòng khuyên, thì quả cầu không thả lọt qua vành khuyên.
  • Câu 10:

    Muốn kiểm tra chính xác mình có sốt hay không ta sẽ chọn loại nhiệt kế nào trong các loại nhiệt kế sau:

    • A.
      Nhiệt kế rượu
    • B.
      Nhiệt kế thủy ngân
    • C.
      Nhiệt kế y tế
    • D.
      Cả 3 loại nhiệt kế 

Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 4Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 4Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 4

Bài liên quan:

  1. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 11 Bài 35 – Cánh Diều
  2. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 11 Bài 34 – Cánh Diều
  3. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 11 Bài 33 – Cánh Diều
  4. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 10 Bài 32 – Cánh Diều
  5. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 10 Bài 31 – Cánh Diều
  6. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 10 Bài 30 – Cánh Diều
  7. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9 Bài 29 – Cánh Diều
  8. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9 Bài 28 – Cánh Diều
  9. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9 Bài 27 – Cánh Diều
  10. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9 Bài 26 – Cánh Diều
  11. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8 Bài 25 – Cánh Diều
  12. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8 Bài 24 – Cánh Diều
  13. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8 Bài 23 – Cánh Diều
  14. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8 Bài 22 – Cánh Diều
  15. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 8 Bài 21 – Cánh Diều

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính




Học Trắc nghiệm (c) 2018 - 2022 - Trắc nghiệm trực tuyến môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Sử, Địa, GDCD
Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Bảo mật.
Môn Toán - Học Z - Sách toán - Lop 12- Ebook Toan Word- Hoc Giai