-
Câu 1:
Vai trò nổi bật của văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở buổi đầu thời cận đại là:
-
A.
Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến. -
B.
Hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản. -
C.
Góp phần vào sự thắng lợi của giai cấp tư sản. -
D.
Cả ba ý trên đều đúng.
-
-
Câu 2:
Các nhà Triết học Ánh sáng ở thế kỉ XVII – XVIII có vai trò gì?
-
A.
Tư tưởng của họ là cơ sở để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng. -
B.
Là những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII giành được thắng lợi. -
C.
Là những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến. -
D.
Là lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu thời bấy giờ.
-
-
Câu 3:
Đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII là:
-
A.
Mông-te-xki-ơ, Vích-to-huy-go, Rút-xô. -
B.
Mông-te-xki-ơ, Rút-xô, Ô-oen. -
C.
Vôn-te, Rút-xô, Xanh-xi-mông. -
D.
Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
-
-
Câu 4:
Đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp là
-
A.
Ban-dắc (1799 – 1850). -
B.
La Phông-ten (1621 – 1695). -
C.
Coóc-nây (1606 – 1684). -
D.
Mô-li-e (1622 – 1673).
-
-
Câu 5:
Nhà soạn nhạc thiên tài của nước Đức và cả thế giới thời cận đại là:
-
A.
Rem-bran (1606- 1669). -
B.
Bach (1685 – 1750). -
C.
Mô-da (1756- 1791). -
D.
Bét-tô-ven (1770- 1827).
-
-
Câu 6:
Lịch sử thế giới cận đại được mở đầu bằng sự kiện
-
A.
Cách mạng tư sản Hà Lan (1566) -
B.
Cách mạng tư sản Anh (1642) -
C.
Cách mạng tư sản Pháp (1789) -
D.
Công xã Pa-ri (1871)
-
-
Câu 7:
Lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là:
-
A.
Giai cấp tư sản -
B.
Quý tộc phong kiến -
C.
Giai cấp vô sản -
D.
Sự liên minh giữa quý tộc mới và giai cấp tư sản
-
-
Câu 8:
Lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII là:
-
A.
Giai cấp tư sản và chủ nô -
B.
Giai cấp nông dân và nô lệ -
C.
Giai cấp vô sản -
D.
Giai cấp tư sản liên minh với nông dân
-
-
Câu 9:
Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực
-
A.
Công nghiệp dệt -
B.
Khai mỏ -
C.
Giao thông vận tải -
D.
Nông nghiệp
-
-
Câu 10:
Cuộc đấu tranh kéo dài nhất trong phong trào công nhân thế giới nửa đầu thế kỉ XIX là:
-
A.
Khởi nghĩa của công nhân dệt Li-ông (Pháp). -
B.
Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din (Đức). -
C.
Phong trào hiến chương ở Anh. -
D.
Khởi nghĩa của công nhân ngoại ô Luân Đôn (Anh).
-
-
Câu 11:
Nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là:
-
A.
Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế. -
B.
Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân. -
C.
Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. -
D.
Thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với mọi công dân.
-
-
Câu 12:
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào
-
A.
tháng 3-1921. -
B.
tháng 12-1922. -
C.
tháng 3-1923. -
D.
tháng 1-1924.
-
-
Câu 13:
Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là
-
A.
phát triển công nghiệp nhẹ. -
B.
phát triển công nghiệp quốc phòng. -
C.
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. -
D.
phát triển giao thông vận tải.
-
-
Câu 14:
Nhân dân Liên Xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ ba vì
-
A.
Liên Xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời hạn. -
B.
các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. -
C.
Liên Xô chuyển sang kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hạn. -
D.
phát xít Đức tấn công Liên Xô (6-1941), nhân dân Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc.
-
-
Câu 15:
Để khôi phục kinh tế sau cuộc nội chiến, tháng 3-1921 Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã
-
A.
ban hành sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất. -
B.
ban hành Chính sách cộng sản thời chiến. -
C.
ban hành Chính sách kinh tế mới. -
D.
tiến hành cải cách chính phủ.
-
-
Câu 16:
Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gọi là:
-
A.
Trật tự lanta. -
B.
Trật tự Vécxai. -
C.
Trật tự Oasinhtơn. -
D.
Trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
-
-
Câu 17:
Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
-
A.
Liên hợp quốc. -
B.
Hội Liên minh. -
C.
Hội Quốc liên. -
D.
Hội Hiệp ước.
-
-
Câu 18:
Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã:
-
A.
giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản. -
B.
xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới. -
C.
giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. -
D.
làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản.
-
-
Câu 19:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bùng nổ đầu tiên ở
-
A.
Đức -
B.
Anh -
C.
Pháp -
D.
Mĩ
-
-
Câu 20:
Các nước Đức, l-ta-li-a, Nhật Bản tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bằng cách
-
A.
tiến hành cải cách kinh tế – xã hội, thực hiện dân chủ. -
B.
gây chiến tranh, xâm chiếm thuộc địa, mở rộng ảnh hưởng. -
C.
thiết lập chế độ độc tài phát xít. -
D.
đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
-
-
Câu 21:
Hít-le làm Thủ tướng Đức và thành lập chính phủ mới
-
A.
tháng 1-1933 -
B.
tháng 3-1933 -
C.
tháng 5-1933 -
D.
tháng 7-1933
-
-
Câu 22:
Nền công nghiệp Đức trong những năm 1933 – 1939 đứng hàng
-
A.
thứ nhất châu Âu, vượt qua cả Anh, Pháp và l-ta-li-a. -
B.
thứ hai châu Âu, sau Anh. -
C.
thứ ba châu Âu, sau Anh, Pháp. -
D.
thứ tư châu Âu, sau Anh, Pháp, l-ta-li-a.
-
-
Câu 23:
Nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong thời kì 1933 – 1939 là
-
A.
công nghiệp quân sự. -
B.
công nghiệp giao thông vận tải. -
C.
công nghiệp nhẹ. -
D.
công nghiệp nặng.
-
-
Câu 24:
Chính sách phản động về kinh tế của Hít-le thể hiện ở việc
-
A.
Tập trung phát triển nông nghiệp -
B.
Đầu tư chủ yếu vào công nghiệp chế tạo máy móc -
C.
Quân sự hóa nền kinh tế để chuẩn bị chiến tranh, tăng cường khống chế toàn bộ nền kinh tế của chính quyền phát xít. -
D.
Tăng cường khai thác khoáng sản, lấy nguyên liệu chế tạo vũ khí
-
-
Câu 25:
Chính sách phản động về chính trị của Hít-le thể hiện
-
A.
Mục tiêu thiết lập nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai, lật đổ nền Cộng hòa Vaima -
B.
Dung túng các tổ chức khủng bố -
C.
Thiết lập nhiều nhà tù -
D.
Phá hoại các di tích lịch sử và văn hóa
-
-
Câu 26:
Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực
-
A.
công nghiệp nặng. -
B.
tài chính, ngân hàng. -
C.
sản xuất hàng hoá. -
D.
nông nghiệp.
-
-
Câu 27:
Người đã thực hiện “Chính sách mới” và đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng kinh tế (1929 – 1933) là
-
A.
Tơ-ru-man -
B.
Ru-dơ-ven -
C.
Ai-xen-hao -
D.
Hu-vo
-
-
Câu 28:
Chính sách mới là các chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực
-
A.
nông nghiệp -
B.
sản xuất hàng tiêu dùng -
C.
kinh tế – tài chính và chính trị – xã hội -
D.
đời sống xã hội
-
-
Câu 29:
Đạo luật quan trọng nhất trong Chính sách mới là:
-
A.
Đạo luật ngân hàng. -
B.
Đạo luật phục hưng công nghiệp. -
C.
Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. -
D.
Đạo luật chính trị, xã hội.
-
-
Câu 30:
Chính sách đối ngoại của Chính phủ Ru-dơ-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ Latinh là:
-
A.
Chính sách láng giềng thân thiện. -
B.
Gây chiến tranh xâm lược. -
C.
Can thiệp bằng vũ trang. -
D.
Sử dụng đồng đôla, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ.
-
-
Câu 31:
Khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực
-
A.
Công nghiệp nặng -
B.
Công nghiệp quân sự -
C.
Tài chính, ngân hàng -
D.
Nông nghiệp
-
-
Câu 32:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã gây ra hậu quả gì cho xã hội Nhật Bản
-
A.
Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém; công nhân thất nghiệp tới 3 triệu người. -
B.
Các ngân hàng bị phá sản. -
C.
Hàng hóa và nông phẩm sản xuất ra không xuất khẩu được. -
D.
Nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm.
-
-
Câu 33:
Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ trương
-
A.
quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. -
B.
thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít giống như nước Đức. -
C.
thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-đơ-ven. -
D.
thực hiện nền dân chủ, mở cửa, ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.
-
-
Câu 34:
Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc vào
-
A.
tháng 9-1929. -
B.
tháng 9-1931. -
C.
tháng 5-1932. -
D.
tháng 6-1933.
-
-
Câu 35:
Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
-
A.
góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. -
B.
góp phần đẩy nhanh quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước. -
C.
góp phần làm cho cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản trầm trọng hơn. -
D.
làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản.
-
-
Câu 36:
Nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ là gì?
-
A.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc quyết định xâu xé Trung Quốc -
B.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao -
C.
Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân và địa chủ phong kiến -
D.
Chính phủ phát động chiến tranh xâm lược
-
-
Câu 37:
Sự kiện đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới là
-
A.
Cuộc vận động Duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu -
B.
Khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc -
C.
Cách mạng Tân Hợi 1911 -
D.
Phong trào Ngũ tứ
-
-
Câu 38:
Phong trào Ngũ tứ là phong trào đấu tranh của:
-
A.
Nông dân Trung Quốc chống phong kiến -
B.
Giai cấp tư sản, tiểu tư sản Trung Quốc chống phong kiến -
C.
Học sinh, sinh viên, công nhân Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến -
D.
Giai cấp công nhân chống tư sản, phong kiến
-
-
Câu 39:
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào tháng
-
A.
Tháng 7 – 1921 -
B.
Tháng 9 – 1921 -
C.
Tháng 12 – 1921 -
D.
Tháng 7 – 1922
-
-
Câu 40:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ấn Độ là thuộc địa của
-
A.
Thực dân Pháp -
B.
Thực dân Anh -
C.
Đế quốc Đức -
D.
Đế quốc Mĩ
-
Đề thi nổi bật tuần
============
Trả lời