-
Câu 1:
Đi theo hướng từ xích đạo về cực, các nhóm đất phân bố theo thứ tự nào dưới đây?
-
A.
Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám -
B.
Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám -
C.
Đất đen, xám, pốt dôn, đài nguyên -
D.
Đất xám, pốt dôn, đài nguyên, đen
-
-
Câu 2:
Trên Trái Đất không có vòng đai nhiệt nào?
-
A.
Vòng đai nóng -
B.
Vòng đai nhiệt đới -
C.
Vòng đai lạnh -
D.
Vòng đai ôn hòa
-
-
Câu 3:
Đâu là phát biểu không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?
-
A.
Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên -
B.
Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ -
C.
Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau -
D.
Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể
-
-
Câu 4:
Tác động nào sau đây của con người có ảnh hưởng tích cực đến môi trường tự nhiên?
-
A.
Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc -
B.
Khai thác cát thủy tinh ở ven biển -
C.
Đắp đê ngăn ngập úng ở đồng bằng -
D.
Phá rừng để nuôi trồng thủy sản
-
-
Câu 5:
Đâu là nnguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?
-
A.
Thực vật, hồ đầm -
B.
Hàm lượng phù sa tăng -
C.
Độ dốc lòng sông -
D.
Lượng mưa tăng lên
-
-
Câu 6:
Đặc điểm nào sau đây không thuộc lớp vỏ địa lí?
-
A.
Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển -
B.
Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau -
C.
Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí -
D.
Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội
-
-
Câu 7:
Đâu là kiểu thảm thực vật phân bố chủ yếu ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa?
-
A.
Rừng nhiệt đới ẩm -
B.
Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp -
C.
Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt -
D.
Rừng cận nhiệt ẩm
-
-
Câu 8:
Yếu tố nào đã cho dưới đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?
-
A.
Độ dốc -
B.
Hướng sườn -
C.
Độ cao -
D.
Hướng nghiêng
-
-
Câu 9:
Nhân tố sinh học nào dưới đây quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật?
-
A.
Độ ẩm -
B.
Thức ăn -
C.
Nơi sống -
D.
Nhiệt độ
-
-
Câu 10:
Đâu là đặc điểm của đất ở vùng đồng bằng?
-
A.
Tầng phong hóa mỏng nhưng nhiều mùn -
B.
Tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng -
C.
Tầng phong hóa mỏng, đất chặt và khô -
D.
Tầng phong hóa dày nhưng khô, bị giây
-
-
Câu 11:
Công đoạn sản xuất nông nghiệp nào đã làm thay đổi tính chất đất nhiều nhất?
-
A.
Gieo hạt -
B.
Bón phân -
C.
Làm cỏ -
D.
Cày bừa
-
-
Câu 12:
Đâu là nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới?
-
A.
Các gió thường xuyên -
B.
Địa hình các vùng biển -
C.
Sức hút của Mặt Trăng -
D.
Sức hút của Mặt Trời
-
-
Câu 13:
Trên đại Dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào dưới đây?
-
A.
Xích đạo -
B.
Chí tuyến -
C.
Vĩ độ 30°- 40° -
D.
Vùng cực
-
-
Câu 14:
Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?
-
A.
Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có -
B.
Là dao động của các khối nước biển và đại dương -
C.
Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn -
D.
Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng
-
-
Câu 15:
Phía dưới tầng nước ngầm là các tầng nào?
-
A.
Tầng đất, đá không thấm nước -
B.
Nhiều đất, hàm lượng khoáng -
C.
Các tầng đất, đá dễ thấm nước -
D.
Giàu chất khoáng, nhiều đá vôi
-
-
Câu 16:
Tính chất của nước ngầm rất khác nhau do phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
A.
Mức độ bốc hơi -
B.
Đặc điểm địa hình -
C.
Lớp phủ thực vật -
D.
Đặc điểm đất, đá
-
-
Câu 17:
Ngày nước thế giới là ngày bao nhiêu?
-
A.
22-3 -
B.
22-12 -
C.
23-6 -
D.
21-9
-
-
Câu 18:
Loại gió nào đã cho dưới đây không phải là gió thường xuyên?
-
A.
Gió mùa -
B.
Gió Mậu dịch -
C.
Gió Tây ôn đới -
D.
Gió Đông cực
-
-
Câu 19:
Khu vực nào sau đây có mưa ít?
-
A.
Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí -
B.
Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp -
C.
Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi -
D.
Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh
-
-
Câu 20:
Nhân tố nào không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?
-
A.
Thời gian chiếu sáng -
B.
Tính chất mặt đệm -
C.
Độ che phủ thực vật -
D.
Độ lớn góc nhập xạ
-
-
Câu 21:
Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng biển tiến, biển thoái?
-
A.
Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra -
B.
Vận động nâng lên và hạ xuống -
C.
Ảnh hưởng của địa hình ven biển -
D.
Tác động của hải lưu chạy ven bờ
-
-
Câu 22:
Vận động theo phương thẳng đứng có đặc điểm như thế nào?
-
A.
Xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn -
B.
Xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ -
C.
Xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ -
D.
Xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn
-
-
Câu 23:
Yếu tố nào dưới đây không thuộc về ngoại lực?
-
A.
Kiến tạo -
B.
Con người -
C.
Sinh vật -
D.
Khí hậu
-
-
Câu 24:
Thuyết kiến tạo mảng xuất hiện khi các nhà khoa học nhận thấy hình thái các bờ nào có thể khớp nhau?
-
A.
Bờ phía đông của châu Âu và bờ phía tây của châu Phi -
B.
Bờ phía đông của Bắc Mỹ và bờ phía tây của châu Phi -
C.
Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Phi -
D.
Bờ phía đông của Nam Mỹ và bờ phía tây của châu Á
-
-
Câu 25:
Đâu là mảng kiến tạo nhỏ?
-
A.
Âu-Á -
B.
Bắc Mĩ -
C.
Nam Cực -
D.
Phi-lip-pin
-
-
Câu 26:
Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm cùng ở trên cùng một yếu tố nào?
-
A.
Kinh tuyến -
B.
Vĩ tuyến -
C.
Lục địa -
D.
Đại dương
-
-
Câu 27:
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng gì?
-
A.
Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất -
B.
Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày -
C.
Lệch hướng chuyển động của các vật thể -
D.
Khác nhau giữa các mùa trong một năm
-
-
Câu 28:
Muốn tính giờ địa phương, cần căn cứ vào yếu tố nào?
-
A.
Độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó -
B.
Độ cao và độ to nhỏ của Mặt trời ở nơi đó -
C.
Độ cao của mặt Trời tại địa phương đó -
D.
Ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó
-
-
Câu 29:
Tên gọi khác của nhân Trái Đất là gì?
-
A.
Magiê -
B.
Nife -
C.
SiAl -
D.
Sima
-
-
Câu 30:
Đâu là đặc điểm của lớp Manti dưới?
-
A.
Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển -
B.
Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo -
C.
Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng -
D.
Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km
-
-
Câu 31:
Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và yếu tố nào?
-
A.
Nhân trong của Trái Đất -
B.
Phần dưới của lớp Manti -
C.
Nhân ngoài của Trái Đất -
D.
Phần trên của lớp Manti
-
-
Câu 32:
Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các yếu tố nào?
-
A.
Các đối tượng địa lí trên bản đồ -
B.
Bản chú giải cuả một bản đồ -
C.
Hệ thống đường kinh, vĩ tuyến -
D.
Tỉ lệ của bản đồ so với thực tế
-
-
Câu 33:
Muốn xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào những yếu tố nào?
-
A.
Chú giải và kí hiệu -
B.
Kinh tuyến và chú giải -
C.
Các đường kinh, vĩ tuyến -
D.
Kí hiệu và vĩ tuyến
-
-
Câu 34:
Thiết bị nào bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
-
A.
Vệ tinh nhân tạo -
B.
Các loại ngôi sao -
C.
Vệ tinh tự nhiên -
D.
Trạm hàng không
-
-
Câu 35:
Muốn thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp gì?
-
A.
Kí hiệu -
B.
Bản đồ – biểu đồ -
C.
Đường đẳng trị -
D.
Khoanh vùng
-
-
Câu 36:
Muốn thể hiện diện tích cây trồng thường dùng phương pháp nào?
-
A.
Bản đồ – biểu đồ -
B.
Kí hiệu -
C.
Đường chuyển động -
D.
Chấm điểm
-
-
Câu 37:
Các đối tượng nào thường dùng phương pháp kí hiệu để thể hiện?
-
A.
Tập trung thành vùng rộng lớn -
B.
Phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc -
C.
Di chuyển theo các hướng bất kì -
D.
Phân bố theo những điểm cụ thể
-
-
Câu 38:
Địa lí học gồm có những thành phần nào?
-
A.
Kinh tế đô thị và địa chất học -
B.
Địa lí tự nhiên và bản đồ học -
C.
Bản đồ học và kinh tế – xã hội -
D.
Kinh tế – xã hội và địa lí tự nhiên
-
-
Câu 39:
Với cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào?
-
A.
Khoa học xã hội -
B.
Kinh tế vĩ mô -
C.
Khoa học tự nhiên -
D.
Xã hội học
-
-
Câu 40:
Nhóm nghề nghiệp nào sau đây liên quan đến địa lí tổng hợp?
-
A.
Quy hoạch, GIS -
B.
Khí hậu học, địa chất -
C.
Nông nghiệp, du lịch -
D.
Dân số, đô thị học
-
Đề thi nổi bật tuần
============
Trả lời