-
Câu 1:
Nêu các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí?
-
A.
Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội -
B.
Được thiết kế theo ba mạch -
C.
Có tính tích hợp -
D.
Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
-
Câu 2:
Tính tích hợp của môn Địa lí được thể hiện như thế nào?
-
A.
Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng nội dung bài học, chủ đề địa lí -
B.
Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông, … vào nội dung địa lí -
C.
Cả đáp án A và B đều đúng -
D.
Tất cả các đáp án đều sai
-
-
Câu 3:
Phương pháp bản đồ – biểu đồ thường được dùng để thể hiện yếu tố nào sau đây?
-
A.
Chất lượng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ -
B.
Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ -
C.
Cơ cấu giá trị của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ -
D.
Động lực phát triển của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
-
-
Câu 4:
Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của tỉ lệ bản đồ và lãnh thổ?
-
A.
Tỉ lệ càng nhỏ, lãnh thổ biểu hiện được càng lớn -
B.
Tỉ lệ càng nhỏ thì độ khái quát hóa càng cao -
C.
Tỉ lệ bản đồ lớn thì khó xác định các đặc điểm lãnh thổ -
D.
Tỉ lệ bản đồ nhỏ thường biểu thị lãnh thổ lớn
-
-
Câu 5:
Yếu tố quan trọng nào được dùng để xác định phương hướng trên bản đồ?
-
A.
Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ -
B.
Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ -
C.
Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ -
D.
Bảng chú giải
-
-
Câu 6:
Đâu là cách đọc bản đồ đúng?
-
A.
Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ -
B.
Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ -
C.
Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu -
D.
Đọc bảng chú giải
-
-
Câu 7:
GPS (Global Positioning System) là hệ thống gì?
-
A.
Hệ thống định vị -
B.
Hệ thống mã hóa thông tin -
C.
Hệ thống thông tin -
D.
Đáp án khác
-
-
Câu 8:
Cấu tạo của hệ thống định vị toàn cầu GPS gồm mấy bộ phận chính?
-
A.
2 -
B.
3 -
C.
4 -
D.
5
-
-
Câu 9:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
-
A.
Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam -
B.
Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km -
C.
Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất -
D.
Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
-
-
Câu 10:
Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm những thành phần nào?
-
A.
Các loại đá nhất định -
B.
Đất, nước và không khí -
C.
Một số mảng kiến tạo -
D.
Đại dương, lục địa và núi
-
-
Câu 11:
Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
-
A.
Xích đạo và vòng cực -
B.
Vòng cực và chí tuyến -
C.
Xích đạo và hai cực -
D.
Vòng cực và hai cực
-
-
Câu 12:
Quốc gia nào có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?
-
A.
Liên bang Nga -
B.
Trung Quốc -
C.
Ca-na-đa -
D.
Hoa Kì
-
-
Câu 13:
Tác động nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
-
A.
Biển tiến, biển thoái -
B.
Uốn nếp hoặc đứt gãy -
C.
Nâng lên, hạ xuống -
D.
Bão, lụt và hạn hán
-
-
Câu 14:
Động đất, núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng nào?
-
A.
Âu – Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh -
B.
Thái Bình Dương với các mảng xung quanh -
C.
Ấn Độ – Ôxtrâylia với các mảng xung quanh -
D.
Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh
-
-
Câu 15:
Châu thổ sông là kết quả trực tiếp quá trình nào?
-
A.
Phong hoá -
B.
Bồi tụ -
C.
Vận chuyển -
D.
Bóc mòn
-
-
Câu 16:
Nguyên nhân nào làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng?
-
A.
Lượng mưa trung bình năm nhỏ -
B.
Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn -
C.
Thảm thực vật rất nghèo nàn -
D.
Nhiệt độ trung bình năm cao
-
-
Câu 17:
Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí gì?
-
A.
Chí tuyến lục địa và xích đạo -
B.
Chí tuyến hải dương và xích đạo -
C.
Chí tuyến và xích đạo -
D.
Bắc xích đạo và nam xích đạo
-
-
Câu 18:
Nhận định nào không đúng về hơi nước trong khí quyển?
-
A.
Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu -
B.
Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1% -
C.
Phân bố không đồng đều trên Trái Đất -
D.
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường
-
-
Câu 19:
Gió biển có cường độ mạnh nhất khoảng thời gian nào?
-
A.
Giữa khuya -
B.
Đầu buổi tối -
C.
Đầu buổi chiều -
D.
Gần sáng
-
-
Câu 20:
Hướng gió Mậu dịch bán cầu Bắc là hướng nào?
-
A.
Tây bắc -
B.
Tây nam -
C.
Đông bắc -
D.
Đông nam
-
-
Câu 21:
Vùng ở sâu trong lục địa mưa rất ít do đâu?
-
A.
Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch -
B.
Mưa chủ yếu do ngưng kết tại chỗ -
C.
Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến -
D.
Không có gió từ đại Dương thổi vào
-
-
Câu 22:
Nhận định nào thể hiện ảnh hưởng của hướng địa hình đến sự phân bố mưa?
-
A.
Khuất gió mưa trung bình -
B.
Núi cao khô ráo không mưa -
C.
Đón gió mưa nhiều -
D.
Càng lên cao mưa càng nhiều
-
-
Câu 23:
Sông nào nằm trong khu vực ôn đới lạnh?
-
A.
A-ma-dôn -
B.
Nin -
C.
I-ê-nit-xây -
D.
Mê Công
-
-
Câu 24:
Nêu ý nghĩa của hồ đầm nối với sông?
-
A.
Điều hoà dòng chảy sông -
B.
Giảm lưu lượng nước sông -
C.
Điều hoà chế độ nước sông -
D.
Làm giảm tốc độ dòng chảy
-
-
Câu 25:
Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất ngày nào?
-
A.
Không trăng và có trăng -
B.
Trăng tròn và không trăng -
C.
Trăng khuyết và trăng tròn -
D.
Trăng khuyết và không trăng
-
-
Câu 26:
Các dòng biển lạnh thường xuất phát khu vực nào?
-
A.
Vĩ độ 50° – 60° -
B.
Vĩ độ 30° – 40° -
C.
Vùng cực -
D.
Vĩ độ 40° – 500
-
-
Câu 27:
Phát biểu nào không đúng với dao động của thuỷ triều?
-
A.
Là dao động của các khối nước biển và đại dương -
B.
Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn -
C.
Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng -
D.
Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có
-
-
Câu 28:
Phát biểu nào không chính xác với dao động của thuỷ triều?
-
A.
Khác nhau ở các biển -
B.
Dao động thường xuyên -
C.
Dao động theo chu kì -
D.
Chỉ do sức hút Mặt Trời
-
-
Câu 29:
Nhân tố nào có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
-
A.
Khí hậu -
B.
Địa hình -
C.
Đá mẹ -
D.
Sinh vật
-
-
Câu 30:
Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào?
-
A.
Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất -
B.
Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí -
C.
Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật -
D.
Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất
-
-
Câu 31:
Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào?
-
A.
Cung cấp vật chất hữu cơ -
B.
Góp phần làm phá huỷ đá -
C.
Phân giải, tổng hợp chất mùn -
D.
Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi
-
-
Câu 32:
Các nhân tố nào của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
-
A.
Hướng nghiêng và độ dốc -
B.
Hướng sườn và độ cao -
C.
Độ dốc và hướng sườn -
D.
Độ cao và hướng nghiêng
-
-
Câu 33:
Nhận định nào không đúng về đặc điểm của sinh quyển?
-
A.
Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển -
B.
Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển -
C.
Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật -
D.
Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét
-
-
Câu 34:
Nhận định nào đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
-
A.
Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở -
B.
Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm -
C.
Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo -
D.
Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo
-
-
Câu 35:
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào?
-
A.
Phụ thuộc và quy định lẫn nhau -
B.
Xâm nhập và tác động lẫn nhau -
C.
Tồn tại và phát triển độc lập với nhau -
D.
Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau
-
-
Câu 36:
Nhận định nào không đúng về vỏ địa lí?
-
A.
Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác -
B.
Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau -
C.
Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi -
D.
Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực
-
-
Câu 37:
Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào?
-
A.
Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti -
B.
Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng -
C.
Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan -
D.
Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển
-
-
Câu 38:
Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào?
-
A.
Đài nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm -
B.
Đài nguyên, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng -
C.
Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm -
D.
Đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, rừng lá rộng
-
-
Câu 39:
Theo hướng từ xích đạo về cực, các nhóm đất phân bố theo thứ tự nào?
-
A.
Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám -
B.
Đất xám, pốt dôn, đài nguyên, đen -
C.
Đất đen, xám, pốt dôn, đài nguyên -
D.
Đất pốt dôn, đài nguyên, đen, xám
-
-
Câu 40:
Phát biểu nào không đúng với các quy luật địa lí chung của Trái Đất?
-
A.
Các quy luật địa đới và phi địa đới không có tác động riêng rẽ -
B.
Các quy luật địa đới và phi địa đới diễn ra đồng thời với nhau -
C.
Mỗi quy luật có vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể -
D.
Mỗi quy luật chi phối mạnh tất cả các hướng phát triển tự nhiên
-
Đề thi nổi bật tuần
============
Trả lời