-
Câu 1:
Địa lí học gồm bao nhiêu bộ phận?
-
A.
1 -
B.
2 -
C.
3 -
D.
4
-
-
Câu 2:
Ý nào không phải vai trò của môn Địa lí?
-
A.
Cung cấp kiến thức cơ bản để các em hiểu được môi trường sống xung quanh và xa hơn là đến các vùng trên bề mặt Trái Đất -
B.
Giúp con người biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội -
C.
Có liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu, … và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học -
D.
Hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày
-
-
Câu 3:
Ý nào nói về mức độ và hình thức thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
-
A.
Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế trong từng nội dung bài học, chủ đề địa lí -
B.
Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu -
C.
Cả đáp án A và B đều đúng -
D.
Tất cả các đáp án đều sai
-
-
Câu 4:
Bản đồ tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 5cm điều đó có nghĩa là trên thực tế khoảng cách giữa hai thành phố đó là bao nhiêu?
-
A.
30 km -
B.
300 km -
C.
60 km -
D.
600 km
-
-
Câu 5:
Khi tìm hiểu chế độ nhiệt/mưa của một địa điểm nhất định, cần phải sử dụng bản đồ nào?
-
A.
Bản đồ địa chất -
B.
Bản đồ thổ nhưỡng -
C.
Bản đồ khí hậu -
D.
Bản đồ địa hình
-
-
Câu 6:
Ứng dụng nào thuộc ứng dụng của GPS?
-
A.
Định vị và dẫn đường cho độ chính xác tương đối cao -
B.
Giúp cho việc di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, công tác tìm kiếm và cứu hộ có hiệu quả hơn -
C.
Cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần, … -
D.
Tất cả các ứng dụng trên đều là ứng dụng của GPS
-
-
Câu 7:
Dựa vào tiêu chí nào để phân chia vỏ Trái Đất thành vỏ lục địa và vỏ đại dương?
-
A.
Sự phân chia của các tầng -
B.
Đặc tính vật chất, độ dẻo -
C.
Đặc điểm nhiệt độ lớp đá -
D.
Cấu tạo địa chất, độ dày
-
-
Câu 8:
Nhận định nào đúng với vận động kiến tạo?
-
A.
Các vận động do ngoại lực gây ra, làm cho cấu tạo lớp manti có nhiều biến đổi mạnh -
B.
Các vận động do ngoại lực gây ra làm địa hình biến đổi và đã kết thúc vài trăm năm -
C.
Các vận động do nội lực sinh ra, làm địa hình lớp vỏ Trái Đất có những biến đổi lớn -
D.
Các vận động do nội lực sinh ra, xảy ra cách đây hàng trăm triệu năm và đã kết thúc
-
-
Câu 9:
Phát biểu nào không đúng với nhân ngoài Trái Đất?
-
A.
Vật chất rắn -
B.
Nhiệt độ rất cao -
C.
Nhiều Ni, Fe -
D.
Áp suất rất lớn
-
-
Câu 10:
Hiện tượng nào là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
-
A.
Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau -
B.
Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời -
C.
Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ -
D.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
-
-
Câu 11:
Nơi nào trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
-
A.
Cực -
B.
Chí tuyến -
C.
Xích đạo -
D.
Vòng cực
-
-
Câu 12:
Ngày nào ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?
-
A.
21/3 -
B.
22/6 -
C.
22/12 -
D.
23/9
-
-
Câu 13:
Cấu tạo của lớp vỏ lục địa và vỏ đại dương có điểm khác nhau cơ bản gì?
-
A.
Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan, vỏ lục địa chủ yếu bằng granit -
B.
Vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng trầm tích, vỏ lục địa chủ yếu là badan -
C.
Lớp vỏ đại dương chiếm diện tích lớn và phân bố rộng hơn lớp vỏ lục địa -
D.
Vớp vỏ lục địa mỏng hơn lớp vỏ đại dương nhưng có thêm tầng đá granit
-
-
Câu 14:
Biểu hiện nào là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?
-
A.
Núi uốn nếp -
B.
Các địa luỹ -
C.
Lục địa nâng -
D.
Các địa hào
-
-
Câu 15:
Phát biểu nào không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?
-
A.
Sinh ra những địa luỹ, địa hào -
B.
Có hiện tượng động đất, núi lửa -
C.
Các lục địa nâng lên, hạ xuống -
D.
Tạo nên những nơi núi uốn nếp
-
-
Câu 16:
Phát biểu nào không đúng với quá trình vận chuyển?
-
A.
Các vật liệu lớn, nặng di chuyển là lăn trên mặt đất dốc -
B.
Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố -
C.
Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác -
D.
Là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ
-
-
Câu 17:
Quá trình phong hoá xảy ra do tác động của sự thay đổi của các yếu tố nào?
-
A.
Sinh vật, nhiệt độ, đất -
B.
Đất, nhiệt độ, địa hình -
C.
Địa hình, nước, khí hậu -
D.
Nhiệt độ, nước, sinh vật
-
-
Câu 18:
Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất vị trí nào?
-
A.
Bề mặt Trái Đất -
B.
Tầng khí đối lưu -
C.
Ở thềm lục địa -
D.
Lớp man ti trên
-
-
Câu 19:
Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm nào?
-
A.
Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều -
B.
Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời -
C.
Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau -
D.
Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo
-
-
Câu 20:
Nêu tên các khối khí chính trên Trái Đất?
-
A.
Cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo -
B.
Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo -
C.
Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo -
D.
Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo
-
-
Câu 21:
Nêu đặc điểm của khối khí chí tuyến?
-
A.
Nóng ẩm -
B.
Rất nóng -
C.
Rất lạnh -
D.
Lạnh
-
-
Câu 22:
Phát biểu nào không đúng với gió mùa?
-
A.
Do chênh lệch áp giữa các đới gây ra -
B.
Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương -
C.
Mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền -
D.
Thường xảy ra ở phía đông đới nóng
-
-
Câu 23:
Loại gió nào có tính chất khô?
-
A.
Gió Mậu dịch -
B.
Gió biển, đất -
C.
Gió mùa -
D.
Gió Tây ôn đới
-
-
Câu 24:
Gió nào thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á?
-
A.
Tín phong bán cầu Bắc -
B.
Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến -
C.
Tín phong bán cầu Nam -
D.
Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương
-
-
Câu 25:
Gió đất có cường độ mạnh nhất vào lúc nào?
-
A.
Đầu buổi chiều -
B.
Đầu buổi tối -
C.
Lúc giữa khuya -
D.
Lúc gần sáng
-
-
Câu 26:
Mực nước ngầm thay đổi không phụ thuộc vào nhân tố nào?
-
A.
Mức độ bốc hơi -
B.
Lớp phủ thực vật -
C.
Số lượng sinh vật -
D.
Đặc điểm địa hình
-
-
Câu 27:
Ngày nước thế giới là ngày nào?
-
A.
21-9 -
B.
23-6 -
C.
22-3 -
D.
22-12
-
-
Câu 28:
Hồ nào không phải hồ tự nhiên?
-
A.
Hồ Hòa Bình -
B.
Ngũ Hồ -
C.
Hồ Tây -
D.
Hồ To-ba
-
-
Câu 29:
Phát biểu nào không đúng với dao động của thuỷ triều?
-
A.
Dao động thường xuyên -
B.
Dao động theo chu kì -
C.
Khác nhau ở các biển -
D.
Chỉ do sức hút Mặt Trời
-
-
Câu 30:
Phát biểu nào không đúng với các dòng biển trong các đại dương thế giới?
-
A.
Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở hai bên Xích đạo -
B.
Có các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30 – 40o -
C.
Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương -
D.
Có các dòng biển đổi chiều theo gió mùa ở vùng gió mùa
-
-
Câu 31:
Nhận định nào không đúng với dao động của thuỷ triều?
-
A.
Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng -
B.
Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có -
C.
Là dao động của các khối nước biển và đại dương -
D.
Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn
-
-
Câu 32:
Phát biểu nào đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?
-
A.
Tác động theo các thứ tự -
B.
Không ảnh hưởng nhau -
C.
Có mối quan hệ với nhau -
D.
Không đồng thời tác động
-
-
Câu 33:
Căn cứ vào yếu tố nào để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?
-
A.
Độ ẩm -
B.
Độ phì -
C.
Độ rắn -
D.
Nhiệt độ
-
-
Câu 34:
Hoạt động nào của con người không làm biến đổi tính chất của đất?
-
A.
Lâm nghiệp -
B.
Công nghiệp -
C.
Ngư nghiệp -
D.
Nông nghiệp
-
-
Câu 35:
Nhận định nào không đúng về đặc điểm của lớp vỏ địa lí?
-
A.
Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa -
B.
Tầng badan chỉ có ở vỏ Trái Đất ở đại dương và vỏ địa lí ở lục địa -
C.
Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau -
D.
Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu
-
-
Câu 36:
Biểu hiện nào không thể hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
-
A.
Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường -
B.
Nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm băng tăng, nhiều động vật chết -
C.
Mùa lũ sông diễn ra trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô -
D.
Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần
-
-
Câu 37:
Nhận định nào là tác động tích cực của con người tới các thành phần tự nhiên?
-
A.
Con người chặt phá rừng bừa bãi -
B.
Trồng rừng ngập mặn ven biển -
C.
Thải nhiều khí CO2 vào môi trường -
D.
Bón phân, phun nhiều thuốc trừ sâu
-
-
Câu 38:
Quy luật nào đồng thời do cả nội lực và ngoại lực tạo nên?
-
A.
Thống nhất -
B.
Địa đới -
C.
Địa ô -
D.
Đai cao
-
-
Câu 39:
Quy luật nào chủ yếu do ngoại lực tạo nên?
-
A.
Địa đới -
B.
Thống nhất -
C.
Địa ô -
D.
Đai cao
-
-
Câu 40:
Các quy luật nào chủ yếu do nội lực tạo nên?
-
A.
Địa đới, địa ô -
B.
Địa ô, đai cao -
C.
Thống nhất, địa đới -
D.
Đai cao, tuần hoàn
-
Đề thi nổi bật tuần
============
Trả lời